Hàng hiệu liệu có bền không?

Nhiều người nghĩ khi bỏ ra nhiều tiền cho một món thời trang hay vật phẩm nào đó thì nó sẽ luôn bền và tồn tại theo thời gian. Hàng hiệu liệu có bền không? Hãy tham khảo bài viết này.
Sơ đồ bài viết
Hàng hiệu là gì?
Hàng hiệu là những hàng hóa thường được xếp vào dạng xa xỉ, được tạo nên từ những nghệ nhân dựa trên những chất liệu hiếm có, quý giá với độ thượng hạng từ kiểu dàng, câu chuyện đến thương hiệu.
Ở một mức nào đó thì hiểu đơn giản rằng hàng hiệu là hàng hóa có thương hiệu. Cao cấp hơn, hàng hiệu chỉ được đề cập khi nhắc đến những hàng hóa cực kỳ đắt tiền, rất ít người có thể mua và sở hữu. Trong thời trang có những hãng như: Gucci, Boss, LV, Hermes …
Tính chất của hàng hiệu đó là:
- Đắt và rất đắt
- Sự hiếm có, hữu hạn
- Sử dụng những chất liệu quý giá như: Da thuộc, vàng, kim cương, đá quý …
- Dựa trên uy tín và câu chuyện của nghệ nhân và hãng thời trang.

Hàng hiệu có bền không?
Bên Trung Quốc trước tôi có đọc thấy 1 trường hợp đại để là thế này: Có chị kia mua cái áo hiệu Ch* từ Nhật về giá trị đâu đó khoảng 35 vạn tệ (đâu đó khoảng 130tr vnđ) và đem đi giặt. Giặt xong thì dính phai màu, thế là khiếu nại, bên giặt ủi mới gọi lên tổng đài hỗ trợ của Ch* tìm hướng giải quyết. Phía hãng phản hồi là khi bọn tôi thiết kế mẫu này ra không có tính đến chuyện giặt giũ và yêu cầu khách tự giải quyết.
Trên thực tế, hàng hiệu có rất nhiều tính chất khác nhau, độ bền là một trong những tính chất đó. Rõ ràng thì nếu thương hiệu phân phối sản phẩm này họ sẽ chỉ lựa chọn 1 hoặc 1 vài tính chất đặc trưng tạo nên giá trị của hàng hiệu thay vì phải đáp ứng toàn bộ tính chất để khiến hàng hiệu trở nên thực dụng mà quên mất giá trị cốt lõi.
Ví dụ: Xe mercedes là hãng xe lấy tiêu chí của sự sang trọng, vận hành êm ái, lịch lãm thì đây chính là cốt lõi giá trị. Hãng xe này luôn biết rằng giá tiền vận hành xe cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung nhưng để đảm bảo giá trị cốt lõi này, cũng là đặc trưng của hãng thì phải đánh đổi giữa vẻ sang trọng với sự thực dụng và bền bỉ như Toyota. Rõ ràng thì xét khía cạnh độ bền thì loại xe này không thể cạnh tranh với các hãng xe khác.
Ngược lại, trang phục cho nam giới hầu như luôn đề cao tính thực dụng. Giả dụ như trench coat của Burberry xuất phát điểm là áo dùng cho quân đội, hay những chiếc áo khoác vải tweed dày dặn bây giờ ta hay dùng vốn là thứ để giới quý tộc phương tây mặc đi săn ngày xưa. Những môi trường khắc nghiệt đó không thể sử dụng những sản phẩm không đủ độ bền được. Hay như những đôi giày sử dụng dạng khâu đế kiểu Nauy cũng là xuất phát từ hoàn cảnh cần sự bền chắc và tính chống nước mà tạo ra. Hay những chiếc ô làm từ hãng SAB tuổi thọ cán ô có thể tính bằng cả đời người. Những thứ kể trên không phải là không bền, mà là cực bền.
Như vậy có thể thấy, một trang phục hay hàng hiệu có bền khi sử dụng hay không không phải là yếu tố bắt buộc. Nó chỉ là một trong những yếu tố để hàng hiệu đó có thêm giá trị hoặc đi vào cốt lõi mà thôi. Khi không lựa chọn giá trị là bền làm tiêu chí thiết kế sản phẩm thì khách hàng cũng đừng kỳ vọng rằng sản phẩm sang trọng, thanh lịch đó còn phải bền. Đơn giản là thay vì sử dụng những chất liệu phổ biến, cục mịch như cao su, vải polyester thì hàng hiệu đó sử dụng nguyên liệu thiên nhiênnhư lụa, cashmere, lông lạc đà Alpaca .v.v. Mỏng và mềm như lụa dĩ nhiên mặc lên sẽ rất dễ chịu, nhưng không hề bền. Những loại vải đến từ thiên nhiên cũng rất dễ gặp tình trạng bị lũ bọ tấn công, thời gian đủ dài là sẽ hình thành những lỗ hở xinh xinh trên mặt vải.
Nói chung đó cũng là 2 mặt của 1 đồng xu thôi, luôn có mặt này mặt kia. Bạn chọn đồ rẻ hay đồ đắt cũng không phải vấn đề. Chỉ cần trong phạm vi mà bạn có thể chấp nhận được, sự phù hợp và tính thoải mái sẽ hợp nhất lại với nhau.
Vinh Chỉn chu là chuyên gia tư vấn thời trang, định hình phong cách cá nhân. Vì vậy khi có nhu cầu hãy liên hệ để Vinh hỗ trợ nhé:
- Tiktok
- Youtube
- Hotline: 0565.554.554
- Zalo: 0565.554.554
- Facebook mess: tại đây