Chỉn chu là gì? Chỉn chu hay chỉnh chu?
Chỉn chu là gì? Ăn mặc chỉn chu hay chỉnh chu?

Hiện nay rất nhiều đang sử dụng từ chỉn chu/chỉnh chu chưa hoàn toàn chính xác. Trên thực tế Chỉn chu là từ chính xác còn chỉnh chu là từ vô nghĩa, như vậy ăn mặc chỉn chu – không phải ăn mặc chỉnh chu!?
Sơ đồ bài viết
Chỉn chu là gì?
Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học do Giáo sư Hoàng Phê làm chủ biên thì Chỉn chu là:
Chỉn chu là Chu đáo, cẩn thận, không chê trách gì được. Làm ăn chỉn chu. Tính toán rất chỉn chu. Chỉn chu với vợ con
Khi tách ngữ nghĩa thì từ Chỉn được hiểu là:
Chỉn (cũ) Vốn, vẫn
Trong khi đó, từ Chỉnh được hiểu là:
Chỉnh (kết hợp hạn chế): Có trật tự hợp lí giữa các phần cấu tạo, và đúng phép tắc. Câu văn chỉnh. Câu đối rất chỉnh. Hoặc sửa lại vị trí cho ngay ngắn, cho đúng. Chỉnh lại đường ngắm. Chỉnh hướng. Hoặc phê bình gay gắt (đối với cấp dưới) để uốn nắn lại cho đúng. Bị cấp trên chỉnh.
Ngược lại từ Chỉnh chu là từ không nghĩa và không được ghi nhận trong từ điển này. Đối với Chỉnh thì chỉ có 1 số cụm từ sau:
- Chỉnh đảng
- Chỉnh đốn
- Chỉnh hình
- Chỉnh lí
- Chỉnh huấn
- Chỉnh lưu
- Chỉnh quân
- Chỉnh tề
- Chỉnh trang
Ăn mặc chỉn chu hay chỉnh chu gì?
Ăn mặc nói riêng hay sự toàn vẹn, không chê vào đâu được sẽ sử dụng từ chỉn chu là chính xác, ví dụ:
- Cậu ý rất chỉn chu
- Làm việc rất chỉn chu
- Phong thái rất chỉn chu
- Ăn mặc rất chỉn chu
- Làm ăn chỉn chu
- Ăn nói chỉn chu
Đối với việc để nói một người nào đó chuẩn mực, thay vì sử dụng “chỉnh chu” có thể sử dụng riêng từ “chỉnh” để đảm bảo ý nghĩa cho câu:
- Làm việc rất chỉnh: ý nói đúng phép tắc và hoàn thiện
Có thể thấy sự nhầm lẫn chỉn chu và chỉnh chu phần lớn do cách phát âm 2 cụm từ tương tự nhau và khi nói từ “chỉnh chu” nghe bắt tai và dễ phát âm hơn.
Để tạo cảm giác hoàn thiện và đúng đắn hơn trong giao tiếp, hãy tập thói quen sử dụng từ “Chỉn chu” để chỉn chu hơn nhé!
Để tạo cảm giác đứng đắn, trưởng thành hơn trong ngoại hình, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn trang phục do Vinh chỉn chu cung cấp nhé!
2 bình luận